NGUYÊN ĐỨC

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ

NGUYÊN ĐỨC

0913944789
028.38303223
Ván gỗ MFC Là Gì? Phân Loại Và Ứng Dụng Của ván gỗ MFC trong Đời Sống

Gỗ MFC là gì?


Tìm hiểu chất liệu MFC là gì?

Gỗ MFC (tên đầy đủ là Melamine Faced Chipboard) là một loại gỗ công nghiệp, đây là loại gỗ được sử dụng rất nhiều hiện nay trong lĩnh vực thi công và sản xuất sản phẩm nội thất hiện đại. Để làm nên gỗ MFC người ta thường dùng ván gỗ ép hoặc ván gỗ dăm (OSB, PB, WB), sau khi làm cốt gỗ sẽ phủ lớp nhựa Melamine.

Đặc điểm gỗ MFC là gì?

Ưu điểm

Ưu điểm của gỗ MFC là gì?

Một số ưu điểm nổi bật của gỗ MFC có thể kể đến như:

  • Bề mặt gỗ khá bền nên tăng khả năng chống trầy và chống cháy.
  • Giá thành rẻ hơn so với các loại gỗ MDF, Veneer khoảng 60%.
  • Màu sắc đẹp và đồng nhất.
  • Thời gian thi công nhanh nên sẽ phù hợp với các dự án gấp (không cần bước sơn phủ hoàn thiện).
  • Lõi gỗ dăm đặc nên khi đóng đinh, ốc sẽ tạo độ bám rất chắc chắn, và được đánh giá là bền hơn gỗ MDF.
  • Màu sắc bề mặt Melamine vô cùng đa dạng, khách hàng có thể thoải mái lựa chọn tông màu.

Nhược điểm

Nhược điểm của gỗ MFC là gì?

Bên cạnh ưu điểm thì gỗ MFC cũng tồn tại một số nhược điểm như:

• Do cạnh được hoàn thiện bằng chỉ PVC nên sẽ có độ liền mạch không được cao.
• Các chỉ PVC thường có bề rộng chỉ khoảng 28mm nên gỗ MFC có độ dày của mặt bàn không cao.
• Bề mặt của gỗ MFC nhìn không được tự nhiên (trừ một số màu mới giống Veneer)

Cấu tạo gỗ MFC


Cấu tạo của gỗ MFC là gì?

Cầu tạo của gỗ MFC có 2 phần: phần lõi ép và lớp phủ melamine

Phần lõi ép (Particle Board) hay còn gọi là ván dăm: Nghiền nhỏ những loại cây gỗ ngắn ngày (keo, bạch đàn,… ) rồi trộn với keo chuyên dụng sau đó ép cứng tạo hình thì sẽ hình thành nên phần lõi ép. Phần lõi ép này phải được nghiền từ gỗ thật và lõi gỗ cũng phải trải qua nhiều công đoạn xử lý cùng quy trình kiểm tra nghiêm ngặt thì mới ra được một tấm ván ép thành phẩm. Phần lõi ép có khả năng chống mối mọt và ẩm mốc rất tốt, điều này phù hợp với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam. 

Lớp phủ Melamine: Đây là lớp phủ được tổng hợp gồm 3 lớp in hoa văn vân gỗ, lớp Melamine và ngoài cùng là giấy in nên sẽ rất đa dạng về màu sắc và hình dạng. Gỗ MFC được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nội thất nên có bảng màu có tới hơn 80 màu, do đó đáp ứng được hầu như  mọi nhu cầu của khách hàng. 


Quy trình sản xuất gỗ MFC

Gỗ MFC là một loại vật liệu công nghiệp phổ biến trong thiết kế nội thất, cùng Mogi tìm hiểu quy trình để tạo nên một tấm ván MFC hoàn chỉnh ngay sau đây:

Bước 1: Sản xuất ván dăm

MFC là gì? Quy trình sản xuất gỗ MFC bước thứ nhất

Ván dăm hay gỗ dăm chính là cốt gỗ của ván MFC, và đây cũng là nguyên liệu chính và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng ván. Chính vì vậy công đoạn sản xuất ván dăm là bước vô cùng quan trọng và cần được kiểm tra kỹ lưỡng các thông số kỹ thuật.

Nguyên liệu thô (bao gỗ keo, bạch đàn…) sẽ được đưa vào máy nghiền chuyên dụng thành các dăm nhỏ với kích thước khác nhau. Sau đó chúng được đem đi sấy ở nhiệt độ quy định, tiếp tục được sàng lọc theo kích thước rồi mới mang đi trộn đều với các chất kết dính cộng với các chất phụ gia khác.

Bước 2: Tạo hình ván dăm

MFC là gì? Quy trình sản xuất gỗ MFC bước thứ hai

Hỗn hợp bao gồm dăm gỗ và chất kết dính sẽ được tạo hình dựa vào các thông số về độ dày cũng như mật độ theo đúng tiêu chuẩn quy định. Sau đó chúng được đưa vào ép sơ bộ, tiếp theo là ép nóng dưới điều kiện nhiệt độ và áp suất cao. Công đoạn tiếp theo là xén bỏ các phần lỗi ở các cạnh, còn bề mặt tấm ván cũng sẽ được mài nhẵn. Cuối cùng là đem ván đi kiểm định chất lượng trước khi được ép bề mặt trang trí Melamine lên phía trên cùng.

Bước 3. Ép bề mặt và trang trí Melamine

Khi tấm ván dăm được hoàn thiện, một lớp giấy trang trí melamine sẽ được phủ lên trên để bảo vệ cốt gỗ và tạo tính thẩm mỹ cho tấm ván. Công đoạn này hoàn thành cũng đồng nghĩa với việc ra đời những tấm ván MFC thành phẩm

Phân biệt gỗ MFC và gỗ MDF

MFC là gì? Phân biệt gỗ MFC và gỗ MDF

Gỗ MFC và gỗ MDF tuy có những điểm khác biệt nhưng chúng đều được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực thiết kế đồ nội thất. Cả 2 loại gỗ này đều có chất lượng ổn định, mẫu mã đa dạng cũng như mức giá hợp lý vô cùng hợp lý. Chính vì vậy, còn tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng mà có thể đưa ra lựa chọn chất liệu gỗ phù hợp nhất.

Về cơ bản thì để phân biệt được gỗ MFC và MDF thì người ta sẽ dựa trên một số yếu tố sau: chất liệu, độ dày, giá thành cũng như ứng dụng của 2 loại gỗ MDF và MFC là gì? 


Vật liệu MFC là gì? So sánh đặc điểm của MFC và MDF

Cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa ván MDF và ván MFC là gì – sau đây là bảng so sánh chất liệu, độ dầy, giá thành cũng như ứng dụng của 2 loại gỗ:

So sánh Gỗ MFC Gỗ MDF
Chất Liệu Chất liệu gồm: cây keo, bạch đàn được băm nhỏ tạo thành các dăm gỗ, sấy khô rồi trộn với chất kết dính, sau đó được nén dưới nhiệt độ và áp suất cao. Chất liệu gồm: mảnh vụn, nhánh cây, vỏ bào, mùn cưa… được nghiền nát thành bột sau đó được kết dính bằng keo và sấy khô.
Độ dày Có độ dày từ 18 – 25mm  Có độ dày từ 5,5 – 17mm
Giá thành Thấp hơn MDF Cao hơn MFC
Ứng dụng Được ứng dụng trong thiết kế những mẫu nội thất mang phong cách đơn giản theo khối phẳng và thẳng: tủ tài liệu, bàn ghế, vách ngăn…, giường tủ quần áo… Được ứng dụng trong thiết kế những mầu nội thất có thiết kế phức tạp và nhiều chi tiết: giường tủ, vách ngăn cầu kỳ họa tiết, bàn giám đốc hoặc làm vách ngăn những nơi có độ ẩm cao như nhà bếp, nhà vệ sinh


MFC là gì – tham khảo mẫu  tài liệu bằng gỗ MFC